PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở MIỀN NAM

TẾT CỔ TRUYỀN

Bạn đã đón tết ở miền Nam bao giờ chưa? Bạn biết gì về cách đón Tết của người miền Nam không? Nếu chưa biết thì hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé. Bạn sẽ có thông tin hữu ích về phong tục đón tết của người dân nơi đây. Nhờ đó, bạn có thể lựa chọn nơi đón Tết và chuẩn bị đầy đủ, chi tiết để không phải thiếu thốn gì.

MAI VÀNG ĐÓN TẾT

Không biết từ khi nào, hình ảnh cành mai vàng rực rỡ lại trở thành biểu trưng cho ngày Tết cổ truyền của các gia đình miền Nam, Việt Nam. Nhà ai những ngày này không sắm được chậu mai lớn để trước nhà thì cũng phải mua vài cành bé xinh xinh rồi dán cả hoa giấy trang trí khắp tường, cửa thì mới thấy được không khí Tết.

Tùng, cúc, trúc, mai – Người xưa đưa cây mai vào trong bốn loại cây quý của dân tộc. Mai biểu trưng cho cốt cách cao quý, tinh thần bền bỉ không ngại khó khăn. Màu sắc tươi vui rực rỡ của loài hoa này lại càng hợp với những ngày đầu năm hơn bất kỳ loại hoa nào khác. Cũng như người Bắc chơi đào, Tết nào người miền Nam mà không chơi mai thì không phải là Tết nữa.

PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở MIỀN NAM

TẾT CỔ TRUYỀN

MÂM NGŨ QUẢ MIỀN NAM CÓ MÃNG CẦU VÀ SUNG

Tết cổ truyền ở cả ba miền đều có mâm ngũ quả. Nếu như người miền bắc chọn 5 màu tượng trưng cho ngũ hành thì người Miền Nam chỉ chọn 4 đặc sản. Đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài…4 loại quả này theo cách nói của địa phương thì mang ý nghĩa “cầu vừa đủ xài”.

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả trong ngày tết nhất định phải có nải chuối thật to, đẹp bày xen kẽ lên những loại hoa quả khác. Thế nhưng người miền Nam lại rất kỵ việc thắp hương chuối trong ngày đầu năm. Từ chuối họ thường đọc thành “chúi”. Từ này ý chỉ sự khó khăn, gian khổ. Ngoài ra họ cũng kiêng việc bày những loại quả như lê- lê lết, sầu riêng, táo…và những trái cây có vị đắng. Người miền Nam quan niệm rằng, những loại quả ấy nếu bày trí trên mâm ngũ quả sẽ không may mắn.

Tuy nhiên, mâm ngũ quả của người miền Nam không nhất thiết phải có 4 loại quả trên. Họ có thể cho thêm nhiều loại quả khác. Ví dụ như sung tượng trưng cho “sung sướng, đầy đủ”. Dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ tượng trưng cho sự lạc quan, yêu đời.

PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở MIỀN NAM

TẾT CỔ TRUYỀN

MÂM CỖ TẾT KHÁC NHIỀU SO VỚI MIỀN BẮC

Tết Nguyên Đán ở miền Nam thường có khí hậu nắng nóng. Vì thế các món ăn đa số là đồ nguội. Nếu như bánh chưng là đặc sản không thể thiếu của người miền Bắc trong ngày Tết thì bánh Tét lại là món bánh truyền thống của người Nam Bộ. Bánh tét được làm từ gạo, đỗ xanh và nhân thịt. Nhưng được cắt ra thành từng miếng một. Người ta có thể chế biến bánh tét thành các loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt…

Củ kiệu là món ăn kèm với bánh tét, được muối giống củ hành ở miền Bắc. Ngoài ra, trong mâm cỗ ngày xuân của người miên Nam còn có những món ăn đặc trưng như cháo cá ăn kèm với rau thơm và chuối non, canh khổ qua. Món ăn có ý nghĩa những khó khăn của năm cũ đã qua đI. Mọi người sẽ trào đón một năm mới tràn ngập niềm tin, hy vọng. Mâm cỗ ngày xuân không chỉ đơn giản là những món ăn ngon miệng mà còn là chất gắn kết tình cảm của mọi người lại với nhau. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người thân, bạn bè ngồi nhâm nhi chén rượu, trò chuyện và dành cho nhau những lời chúc xuân tốt đẹp.

PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở MIỀN NAM

TẾT CỔ TRUYỀN

BÁNH TÉT

Người miền Nam lại có loại “bánh chưng” của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét có thể dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm…

PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở MIỀN NAM

TẾT CỔ TRUYỀN

MỘT SỐ PHONG TỤC KHÁC

Phong tục đón Tết miền Nam không thể nào thiếu chợ hoa xuân vào những ngày cuối năm. Họ không chỉ đi chợ để mua hoa về trưng mà còn chụp hình, ngắm nghía. Người miền Nam rất yêu hoa. Họ xem hoa là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn và phúc lộc.

Những ngày cận Tết, các gia đình miền Nam cũng có thói quen làm mứt. Các loại mứt dừa, mứt sầu riêng, mứt mãng cầu tự làm được bày đầy màu sắc trên bàn tiếp khách. Chẳng quan trọng là vị ngon ra sao đâu. Quan trọng là được quây quần bên nhau cùng làm vài mẻ mứt, vậy là đã ấm lòng lắm rồi.